Quét mã QR tải app đặt thợ nạp gas điều hòa
 

 

 

 

 

Nạp gas điều hòa, bơm gas điều hòa

nạp gas điều hòa

Nạp gas điều hòa là việc thợ sửa chữa điều hòa tiến hành bổ sung thêm môi chất gas lạnh cho máy điều hòa sau một thời gian hoạt động môi chất này đã bị bay hơi hoặc rò rỉ ra bên ngoài làm giảm hiệu suất làm lạnh cũng như độ bền của máy.

Đây là một nội dung công việc thường xuyên mà thợ sửa chữa điều hòa Rada có thể thực hiện được ở mọi trình độ mà không cần có nhiều kiến thức chuyên môn khi khách hàng yêu cầu.

Nguyên nhân máy điều hòa thiếu gas

Đối với các máy điều hòa sau một thời gian hoạt động nhất định, môi chất gas lạnh trong máy sẽ bị thất thoát ra ngoài do các yếu tố ngoại cảnh như:

  • Các đầu nối của ống dẫn gas lạnh bị hở do sự rung lắc thường xuyên khi máy hoạt động, đặt biệt ở trên cục nóng điều hòa đặt bên ngoài gây nên hiện tượng hở khí gas.
  • Chất lượng ống dẫn gas lạnh, các đầu nối có thể chưa đồng đều sau một thời gian có thể bị hở
  • Ống dẫn gas lạnh bị gấp khúc hoặc các tác động vật lý bên ngoài gây thủng ống gây nên hở gas lạnh.
  • Đối với ống dẫn gas lạnh bằng nhôm có thể bị ăn mòn hoặc oxy hóa từ môi trường gây nên hiện tượng hở gas.
  • Ở những máy điều hòa có sử dụng nối ông nhôm với đồng cũng sẽ dễ dẫn đến hiện tượng hở gas
  • Chất lượng hệ thống ống xoắn của dàn lạnh, dàn nóng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hở gas. Đối với trường hợp này việc kiểm tra cũng rất khó vì các biến tản nhiệt được hàn đều lên hệ thống ống xoắn máy điều hòa. Muốn kiểm tra được phải tháo toàn bộ máy sau đó nhúng dàn lạnh hoặc giàn nóng vào bể nước mới có thể phát hiện ra điểm hở ga.

Điều hòa thiếu, không nạp gas kịp thời có thể gây nên những ảnh hưởng gì?

Khi máy điều hòa thiếu gas, việc đầu tiên mà các bạn có thể cảm nhận được ngay đó là máy sẽ không đủ mát như mong muốn. Đối với máy bị mất gas dần dần, bạn sẽ thấy khả năng làm mát của máy yếu dần, máy sẽ chạy lâu hơn mới ngắt (đối với máy điều hòa mono), đến khi máy hết gas hẳn thì máy sẽ chạy liên tục tuy nhiên chỉ thổi ra gió không có hơi lạnh nữa.

Trường hợp máy chạy lâu hơn sẽ gây tiêu tốn điện năng tiêu thụ của gia đình, bạn sẽ nhận thấy điều này rõ ràng khi thanh toán hóa đơn tiền điện.

Trường hợp máy hết gas lạnh mà không được kiểm tra, nạp bổ sung, máy nén có thể bị mài mòn pít tông với thành xilanh, gây mất áp suất nén, lâu ngày sẽ hỏng do môi chất gas lạnh còn chứa thêm cả dầu bôi trơn cho máy nén (blốc). Chúng ta có thể hình dung hiện tượng này giống như xe máy được chạy mà không có dầu bôi trơn vậy.

Khi gas lạnh yếu mà không được kiểm tra và nạp gas bổ sung cũng sẽ dẫn đến hiện tượng chẩy nước ở cục lạnh, toát mồ hôi trên ống dẫn gas hoặc đóng tuyết trên ống dẫn gas. Hiện tượng này sẽ gây ẩm ướt, bụi bẩn sẽ nhanh chóng bám tụ lên dàn lạnh nhanh chóng làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt của máy.

Việc nạp gas điều hòa thực hiện như thế nào?

Thợ điều hòa thực hiện nạp gas cần có đủ các công cụ và dụng cụ cần thiết để nạp gas bao gồm:

  • Bộ công cụ sửa chữa dành cho thợ điện lạnh
  • Bảo hộ lao động, dây bảo hiểm an toàn để thao tác với cục nóng treo bên ngoài nhà
  • Bộ đồng hồ đo áp suất gas lạnh
  • Đồng hồ kẹp đo cường độ dòng điện (hay còn gọi là Kìm Ampe)
  • Máy hút chân không
  • Bình chứa gas lạnh tương ứng với chủng loại gas cần nạp cho máy điều hòa. Thông tin về chủng loại gas thường được dán trên tem thông số kỹ thuật nằm tại cục nóng của máy điều hòa.

Các loại gas điều hòa trên máy thông dụng

  • Gas R22: Đây là loại gas điều hòa phổ dụng thường dùng cho các máy điều hòa mono, có áp suất định mức từ 60-78 PSI khi máy không chạy và 140 – 160 PSI khi máy chạy. Dòng điện chuẩn từ 3.9 – 4.2A
  • Gas R410A: Đây là gas điều hòa thường được sử dụng cho các máy điều hòa biến tần đời mới (inverter) có áp suất định mức từ 110 – 130 PSI khi máy không chạy và ~250 PSI khi máy chạy. Dòng điện chuẩn từ 5 – 5.5A.
  • Gas R32: Đây là loại gas điều hòa theo các chuyên gia có tỉ số nén cao hơn R410A vì vậy cũng cho hiệu suất làm lạnh tốt hơn, gas này có áp suất định mức từ 125 – 150 PSI khi máy không chạy và 240 – 245 PSI khi máy chạy.

Quy trình nạp gas điều hòa

  1. Đo áp suất gas hiện thời: Trước hết thợ điều hòa cần tháo vỏ tại cục nóng máy lạnh, mở các đầu ốc nạp gas của máy sau đó nối đồng hồ đo vào van nạp gas và chai gas để tiến hành đo áp suất hiện thời của máy.
  2. Xử lý rò rỉ trên đường ống: Tiến hành xử lý triệt để các rò rỉ trên đường ống, khớp nối của ống dẫn gas điều hòa để đảm bảo kín khít, không còn hiện tượng rò rỉ trong tương lai
  3. Hút chân không: Đối với máy đã hết gas, không còn áp suất, thợ sửa chữa cần tiến hành hút chân không cho toàn bộ đường ống gas để loại bỏ không khí, tạp chất có trong đường ống.
  4. Nạp ga điều hòa: Đối với máy đã kín khít mà chỉ suy hao thợ tiến hành nạp bổ sung ga đến áp suất quy định được ghi trên bảng thông số kỹ thuật của máy. Đối với máy đã hết toàn bộ gas thì nạp lại toàn bộ. Trong quá trình nạp, tiến hành bật máy điều hòa để theo dõi tiến trình đến khi có hơi lạnh phả ra trên cục lạnh và áp suất đến mức tiêu chuẩn.

Một số lưu ý khi nạp gas

  • Cần phải xác định loại ga chúng bơm thuộc dòng gas nào trong 3 loại gas sau: R22, R410A và R32, tuyệt đối không được phép nhầm chủng loại.
  • Khi nạp phải úp bình gas xuống và nạp ở van gas 3 ngả sau dàn nóng (ống hồi).
  • Không nạp gas ở chế độ sưởi ấm vì lúc đó áp suất van 3 ngả cao nên ta không cho gas vào máy đúng ý theo thiết kế.
  • Hạ hết nhiệt độ của điều khiển xuống 17oC, nếu thời tiết lạnh thì thợ điều hòa phải dùng cách để cho máy nén làm việc, tốc độ quạt dàn bay hơi đặt theo môi trường cụ thể.
  • Tuyệt đối không nạp quá lượng gas lạnh theo tiêu chuẩn quy định, việc này sẽ gây quá áp lực cho máy nén dẫn đến hỏng hóc, bó máy trong quá trình hoạt động.

Giá nạp gas điều hòa

Giá nạp cho một lần nạp gas điều hòa cho một ca xử lý phụ thuộc vào khối lượng công việc phát sinh cần xử lý bao gồm:

Nạp ga bổ sung cho máy tính theo áp suất cần bổ sung của đồng hồ đo gas

Loại điều hòaĐ.vịGiáLoại Gas
Nạp gas điều hòa 9000 BTU (max 80psi)PSI8,000 đ/1PSIGas R22
Nạp gas điều hòa 12000 BTU (max 80psi)PSI10,000 đ/1PSIGas R22
Nạp gas điều hòa 18000 BTU – 24000 BTU (max 80psi)PSI12,000 đ/1PSIGas R22
Nạp gas điều hòa 27000 BTU – 32000 BTU (max 80psi)PSI15,000 đ/1PSIGas R22
Nạp gas điều hòa 36000 BTU – 40000 BTU (max 80psi)PSI16,000 đ/1PSIGas R22
Nạp gas bổ sung điều hòa 42000 BTU – 48000 BTU (max 80psi)PSI22,000 đ/1PSIGas R22
Nạp gas điều hòa inverter (max 160psi)kg20,000 đ/1PSIGas R32

Giá nạp gas điều hòa trọn gói đối với các máy đã hết gas

Loại điều hòaĐ.vịGiáLoại Gas
Nạp gas điều hòa 9000 BTUMáy840,000 đ/máyGas R410
Nạp gas điều hòa 12000 BTUMáy980,000 đ/máyGas R410
Nạp gas điều hòa 18000 BTUMáy1,200,000 đ/máyGas R410
Nạp gas điều hòa 9000 BTUMáy420,000 đ/máyGas R22
Nạp gas điều hòa 12000 BTUMáy490,000 đ/máyGas R22
Nạp gas điều hòa 18000 BTUMáy560,000 đ/máyGas R22
Nạp gas trọn gói điều hòa InverterMáy1,500,000 đ/máyGas R32
Nạp gas đối với máy điều hòa multi, điều hòa trung tâmkg300,000 đ – 560,000 đGas R410A

Giá xử lý rò rỉ hệ thống ống dẫn gas

Tùy từng trường hợp phát sinh cụ thể, nếu rò rỉ tại các khớp nối thì thợ điều hòa sẽ tiến hành siết lại các đầu nối, tuy nhiên nếu rò rỉ trên đường ống cần hàn lại thì thợ sẽ tính thêm theo mối hàn cần khắc phục. Việc khắc phục có thể mất thêm thời gian, đi lại, vận chuyển, thợ có thể tính thêm công này.

  • Hàn đường ống dẫn ga lạnh: 70.000đ/mối hàn
  • Hàn ống trên dàn lạnh hoặc dàn nóng: Giá thành sẽ bao gồm cả việc tháo máy để kiểm tra, lắp máy, xử lý hàn ống và phiến nhôm tản nhiệt sẽ trong khoảng từ 300.000đ-500.000đ/lần

Kiểm tra, nghiệm thu và bảo hành dịch vụ nạp gas

Sau khi hoàn thành việc nạp gas cho máy, bạn và thợ cần bật máy lên cho hoạt động với mức thiết lập nhiệt độ thấp nhất trong vòng 30 phút để kiểm tra, tiến hành đo nhiệt độ trên cửa gió điều hòa xem máy đã đạt độ lạnh sâu cần thiết hay chưa. Nếu máy hoạt động ổn định thì ca nạp ga là thành công. Nếu không đạt mức độ lạnh cần thiết thì tiến hành kiểm tra và đo áp suất lại.

Trường hợp khách và thợ thống nhất chỉ tiến hành nạp gas mà không kiểm tra hay xử lý rò rỉ, khách hàng chỉ trả chi phí tiền nạp gas bổ sung thì việc có rò rỉ và suy giảm hiệu suất làm lạnh sau khi thợ về là có thể xẩy ra, trường hợp này thợ sẽ không chịu trách nhiệm của việc quy hao gas về sau.

Trường hợp tiến hành đầy đủ các bước kiểm tra rò rỉ, tiến hành hàn, nối và khắc phục lỗi rò rỉ thì thợ sẽ chịu trách nhiệm bảo hành cho ca nạp gas này tối thiểu trong phạm vi 3 tháng. Nếu có dấu hiệu suy hao ga sau khi thực hiện nạp gas điều hòa, các bạn có thể tiến hành khiếu nại trên ứng dụng Rada hoặc thông qua số hotline khiếu nại của Rada để thợ điều hòa tiến hành khắc phục.

Rada Điều hòa team!

Lỗi thường gặp ở điều hòa - cập nhật