Quét mã QR tải app đặt thợ sửa điều hòa
 

 

 

 

 

11 lí do khiến máy lạnh không đủ mát trong những ngày nắng nóng

Máy lạnh bật lên nhưng làm mát yếu là tình trạng khá phổ biến, gây nên sự khó chịu đối với nhiều người, nhất là vào mùa hè nóng bức. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do máy lạnh không đủ mát và cách khắc phục, mời bạn theo dõi!

1. Hiện tượng máy lạnh chạy nhưng không mát

Chiếc máy lạnh nhà bạn sau khi bật lên vẫn hoạt động bình thường nhưng không có hơi mát là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết lỗi máy lạnh chạy nhưng không mát, hoặc có gió tỏa ra nhưng không đủ mát.

Đôi khi, hiện tượng này có thể kèm theo tiếng kêu to gây khó chịu. Trong một số trường hợp, đèn nguồn của máy vẫn sáng, cánh vẫy mở nhưng nhiệt độ trong phòng không hề thay đổi.

Tình trạng máy lạnh vẫn chạy nhưng làm mát yếu hoặc không mát rất thường xảy ra.

2. Máy lạnh chạy nhưng không mát ảnh hưởng thế nào?

Tình trạng máy lạnh chạy nhưng không mát nếu kéo dài có thể dẫn đến các lỗi nặng hơn và khó xử lý. Thậm chí, sẽ gây lãng phí lượng lớn điện năng tiêu thụ, khiến hóa đơn tiền điện của gia đình tăng vọt.

Nhất là vào mùa nóng, máy lạnh chạy cả ngày lẫn đêm mà bạn vẫn cảm thấy như đang sống trong lò nướng, thì cảm giác ấy cực kì khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, hãy tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.

Máy lạnh hoạt động mà không đủ mát vừa lãng phí điện, vừa gây cảm giác khó chịu.

3. Nguyên nhân và cách khắc phục

Lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bị bám bẩn

Việc không vệ sinh lưới lọc thường xuyên khiến lưới lọc bị bám đầy bụi bẩn, máy lạnh phải hút gió vào và đẩy gió ra ít hơn nhưng công suất tiêu thụ lại cao hơn lúc bình thường.

Như vậy, lượng điện năng tiêu thụ cao hơn, gây tiếng ồn nhiều hơn nhưng không mang lại hiệu quả làm lạnh tốt.

Để khắc phục tình trạng trên bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên khoảng 1 tháng/lần (tùy vào mức độ sử dụng). Đối với những gia đình miền Bắc, cần tổng vệ sinh máy trước khi bước vào mùa hạ để đảm bảo máy lạnh đạt được hiệu quả làm mát tối ưu.

Vệ sinh lưới lọc định kỳ.

Máy lạnh bị thiếu hoặc hết gas

Lắp ráp không đúng tiêu chuẩn khiến đường ống dẫn gas bị rò rỉ hoặc sử dụng lâu ngày không nạp gas làm lượng gas không đủ làm lạnh không khí.

Khi máy lạnh hết gas thì sẽ có những biểu hiện thường thấy như:

  • Tuyết bám trên van ống nhỏ của dàn lạnh.
  • Dòng điện hoạt động thấp hơn so với định mức ghi trên máy.
  • Những dòng sản phẩm máy lạnh đời mới thường tự động tắt máy sau 10 – 15 phút và báo lỗi.

Khi gặp những biểu hiện trên bạn nên đến trung tâm bảo trì, bảo dưỡng có uy tín để được hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy tổng thể từ 3 tháng trở lên để máy luôn hoạt động tốt.

Nên nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra gas máy lạnh để đảm bảo an toàn.

Máy nén bị hỏng

Máy nén là một bộ phận quan trọng đối với máy lạnh, khi máy nén hỏng máy lạnh vẫn hoạt động bình thường nhưng không khí thổi ra từ máy không được làm mát.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hư hỏng máy nén: mất nguồn cấp, lỗi board mạch điều khiển,…

Bộ phận này đòi hỏi phải gặp thợ sửa chuyên nghiệp để kịp thời kiểm tra và khắc phục, tránh trường hợp khách hàng tự ý thay mới toàn bộ gây lãng phí.

Kiểm tra máy nén (block) máy lạnh.

Hỏng tụ điện, bảng mạch

Tụ điện, bảng mạch bị hỏng sẽ biến máy máy lạnh thành một chiếc quạt gió thông thường.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Máy lạnh hoạt động quá tải.
  • Máy lạnh được duy trì ở nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) liên tục trong thời gian quá dài.

Cách khắc phục:

  • Liên hệ với trung tâm bảo trì để được thay mới tụ điện, bảng mạch.
  • Giảm thiểu hư hỏng tụ chỉ nên duy trì máy lạnh ở mức nhiệt độ từ 25 – 27 độ C.
  • Vệ sinh bảng mạch thường xuyên ngăn chặn kịp thời côn trùng, nhện làm tổ gây chập cháy bảng mạch. Khi vệ sinh phải tắt nguồn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kiểm tra tụ điện máy lạnh.

Quá tải điện

Vào mùa hè nóng bức, nhu cầu sử dụng điện của gia đình tăng cao gây nên hiện tượng quá tải ở nhiều khu vực. Nguồn điện yếu, không ổn định khiến máy nén (lốc máy) bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động.

Vào những ngày nắng nóng bạn nên sử dụng thêm một ổn áp để ổn định nguồn điện, đảm bảo máy lạnh luôn hoạt động tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu giải nhiệt của gia đình bạn.

Máy lạnh bị chảy nước

Máy lạnh chảy nước trong thời gian dài làm hình thành một lớp rêu trên đường ống thoát nước, gây tắc nghẽn làm nước không thể thoát ra ngoài. Từ đó, khả năng làm lạnh của máy lạnh cũng giảm đáng kể.

Để khắc phục tình trạng này, hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo trì để được vệ sinh hoặc thay mới ống thoát nước.

Lưu ý: Ống dẫn nước đủ độ dốc thì nước mới dễ dàng thoát ra ngoài.

Tình trạng máy lạnh chảy nước kéo dài có thể gây hư hỏng nặng.

Đặt sai chế độ làm mát

Đặt sai chế độ làm mát là một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh nhà bạn không mát. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn bật nhầm nút chức năng khác như sưởi, quạt,…

Để chắc chắn bật đúng chế độ làm mát, bạn cần phải hiểu kí hiệu khác nhau, một số kí hiệu thông thường bạn cần biết:

  • Cool: Hình bông tuyết
  • Dry: Hình giọt nước
  • Chế độ sưởi: Hình mặt trời
  • Chế độ tự động.

Nên chọn chế độ làm mát trên máy lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Block máy lạnh không chạy

Block máy lạnh không chạy cũng dẫn đến việc máy lạnh không làm mát được. Nguyên nhân của điều này có thể xuất phát từ những điều sau:

  • Máy nén không có nguồn điện cấp: Do board điều khiển, hở mạch hoặc contactor không đóng.
  • Máy thermic bảo vệ máy nén: Do hư tụ điện, dàn nóng bị hỏng quạt, motor máy nén hoạt động kém.
  • Cháy cuộn dây động cơ ở bên trong.

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng block máy lạnh không chạy. Trường hợp do cháy cuộn dây động cơ thì bạn nên thay thế bởi sửa chữa chỉ được một thời gian.

Block máy lạnh không chạy do nhiều nguyên nhân gây nên.

Lắp máy lạnh không đúng vị trí

  • Lắp dàn lạnh đối diện với hướng gió: Ở những nơi có nhiều gió, không được lắp dàn lạnh đối diện với hướng gió, bởi gió gây tản hơi máy lạnh và khiến máy lạnh phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ độ mát. Tốt nhất, hãy lắp máy lạnh vuông góc với hướng gió.
  • Lắp dàn lạnh máy lạnh ở góc tường nóng: Tình trạng hạn chế về diện tích hay không có góc lắp đặt máy lạnh phù hợp xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên điều này dễ dẫn đến tình trạng máy lạnh phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.

Thay vào đó, bạn nên lắp máy lạnh ở những góc mát để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh, rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý không nên kéo hệ thống dẫn giữa dàn nóng, lạnh quá dài, vì như vậy hệ thống sẽ không hoạt động tối ưu.

Lắp máy lạnh ở vị trí phù hợp.

Để nhiệt độ máy lạnh ở mức quá thấp

Có một lầm tưởng rằngbật máy lạnh ở chế độ thấp nhất sẽ làm cho không gian giảm nhiệt độ và mát nhanh hơn mà không gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy lạnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi bạn bật máy lạnh và chọn nhiệt độ thấp nhất diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp sẽ làm cho chiếc máy lạnh của bạn hoạt động kém đi, thậm chí là bị hỏng hóc nặng.

Tốt nhất bạn nên chọn mức nhiệt độ máy lạnh trung bình là 25 – 27 độ C hoặc chênh với nhiệt độ ở ngoài trời khoảng 5 – 7 độ C. Mức nhiệt này cũng giúp cho máy hoạt động hiệu quả và tăng tuổi thọ.

Nên chỉnh nhiệt độ máy lạnh chênh với ngoài trời khoảng 5 – 7 độ C là tốt nhất.

Công suất máy lạnh không đủ

Công suất máy lạnh này bị chi phối bởi nhiều thứ như nguồn nhiệt ở trong phòng, vật liệu xây dựng, diện tích phòng, số lượng người sử dụng.

Đặc biệt, để máy lạnh hoạt động hiệu quả và làm mát không khí tốt hơn, bạn nên lựa chọn máy lạnh phù hợp với không gian diện tích lắp đặt.

Dưới đây là một số gợi ý lắp đặt công suất phù hợp với diện tích:

  • Phòng dưới 15m2 nên dùng máy lạnh có công suất là 9000 BTU.
  • Phòng từ 15 – 20m2 nên chọn mua máy lạnh có công suất hoạt động là 12000 BTU.
  • Phòng từ 20 – 30m2 nên chọn máy lạnh có công suất là 18000 BTU.
  • Phòng từ 30 – 40m2 nên chọn mua có công suất 24000 BTU.

Lỗi thường gặp ở điều hòa - cập nhật